Tin tức

Đẩy mạnh công tác thiết kế phương thức bay dân dụng và thiết kế vùng trời tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của ngành hàng không dân dụng (HKDD) trong nước và quốc tế dẫn đến mật độ hoạt động bay gia tăng và tình trạng quá tải tại các vùng trời, sân bay. Tàu bay đi/đến tại các sân bay trong nước thường phải chờ để cất cánh, hạ cánh đồng thời gia tăng công việc của kiểm soát không lưu và dây chuyền cung cấp dịch vụ.

Theo lộ trình chung của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành kế hoạch triển khai áp dụng dẫn đường theo tính năng (PBN) của ngành HKDD Việt Nam (Quyết định số 1012/QĐ-CHK ngày 17/6/2016) trong đó có lộ trình thực hiện chung và lộ trình chi tiết.

Theo kế hoạch này, trong giai đoạn từ giữa năm 2016-2017:

 Triển khai áp dụng RNP4 đối với các đường hàng không trên biển Đông L642, M771, N892 và L625 trong năm 2017;

 Đưa vào khai thác RNAV5 đối với các đường hàng không trục Bắc – Nam năm 2016;

 Áp dụng RNAV1 SID/STAR đối với các cảng hàng không có giám sát ATS, số lượng 50% Cảng hàng không quốc tế khoảng năm 2018 và 75% khoảng năm 2020, RNP1 SID/STAR đối với các Cảng hàng không không có giám sát ATS trong năm 2018;

 Tổ chức triển khai áp dụng các phương thức bay PBN cho các Cảng hàng không đã thiết kế và bay kiểm tra đánh giá phương thức bay gồm Phú Quốc, Phú Bài, Cam Ranh, Côn Đảo, Liên Khương trong năm 2017;

 Tiếp cận RNP với VNAV: 30% đường cất hạ cánh bằng thiết bị khoảng năm 2017 và 50% khoảng năm 2018, tiếp cận RNP AR đối với các Cảng hàng không miền núi hoặc địa hình phức tạp, nghiên cứu xem xét áp dụng GBAS tại các Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh.

Giai đoạn 2021-2025:

 Triển khai RNP2 đối với các đường hàng không trên biển Đông L642, M771, N892 và L625, RNP4 đối với tất cả các đường hàng không khác trên biển;

 Xây dựng RNAV2 đối với các đường hàng không quốc tế giữa các cảng hàng không chính khoảng năm 2021, đối với tất cả các đường bay ATS quốc tế mới khoảng 2022;

 Triển khai RNAV1 hoặc RNAV2 đối với các đường hàng không nội địa trên đất liền;

 Áp dụng RNAV1 hoặc RNP1 SID/STAR đối với tất cả các Cảng HKQT, năm 2021, RNAV1 hoặc RNP1 SID/STAR cho 70% các Cảng hàng không nội địa phù hợp;

Tiếp cận RNP với VNAV cho tất cả các đường cất hạ cánh bằng thiết bị khoảng năm 2021, mở rộng Tiếp cận RNP AR tại các cảng hàng không khác, áp dụng tiếp cận sử dụng GBAS tại các Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh trong giai đoạn 2021-2022, các Cảng hàng không khác trong giai đoạn 2023-2025.

Việc áp dụng dẫn đường theo tính năng PBN được coi là cuộc cách mạng trong dẫn đường hàng không nói chung và hàng không dân dụng nói riêng, đem lại nhiều thuận lợi về khai thác, về kinh tế, đảm bảo và nâng cao an toàn hàng không cho các hãng hàng không, các chủ thể sử dụng và quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay.

Trước sự khó khăn và thách thức chung, dưới sự chỉ đạo của Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Trung tâm Thông báo tin tức hàng không đã phối hợp với các đơn vị liên quan, thực hiện nghiên cứu, xây dựng các phương thức bay PBN và điều chỉnh thiết kế lại các phương thức bay truyền thống sử dụng các thiết bị dẫn đường đặt trên mặt đất như VOR/DME, NDB tại các sân bay nhằm tối ưu hóa vùng trời, sân bay.

Đến thời điểm hiện tại, 04 sân bay sử dụng PBN đã được Cục Hàng không Việt Nam ban hành phương như phương thức: RNAV 1 sân bay Tân Sơn Nhất (Tháng 9/2016), RNAV 1 sân bay Nội Bài (Tháng 02/2017), RNAV 1 sân bay Đà Nẵng (Tháng 6/2017), RNP 1 sân bay Cam Ranh (Tháng 08/2017). Ngoài ra, các phuơng thức bay PBN tại sân bay Phú Quốc, Phú Bài, Liên Khương đã được hoàn thiện dự thảo và đang trong giai đoạn thẩm định, chuẩn bị ban hành.

Đặc biệt, Trung tâm Thông báo tin tức hàng không đã chủ động nghiên cứu và thiết kế phương thức tiếp cận ILS đường CHC 02 kết hợp với giai đoạn tiếp cận hụt (Missed approach phase) sử dụng RNP1 và có phân cách lập thể, khi tàu bay thực hiện tiếp cận hụt không ảnh hưởng tới các hoạt động đi/đến tại sân bay Cam Ranh được Cục Hàng không Việt Nam ban hành tháng 08/2017.

Phương thức tiếp cận ILS đường CHC 02 với tiếp cận hụt sử dụng RNP1

Đây là phương pháp thiết kế mới dựa theo hướng dẫn của ICAO (Amendments No7/ PANS-OPS, DOC 8168 Vol II-ICAO) ban hành tháng 6/2016. Ứng dụng tiêu chuẩn thiết kế này mang lại an toàn, điều hòa và hiệu quả cao tại sân bay Cam Ranh – một sân bay được đánh giá có địa hình và tính chất, lưu lượng hoạt động bay phức tạp bậc nhất Việt Nam.

Thêm vào đó, Trung tâm Thông báo tin tức hàng không cũng đã nghiên cứu xây dựng, đề xuất trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt sơ đồ độ cao giám sát tối thiểu không lưu (ATC Surveillance Minimum Altitude chart)tại sân bay Đà Nẵng. Đây là sơ đồ dẫn dắt mới có tính đột phá về phương pháp tiếp cận, với tư duy sáng tạo nhằm rút ngắn thời gian, cự ly dẫn dắt tàu bay đến, duy trì trật tự luồng không lưu, tiết kiệm nhiên liệu bảo vệ môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hãng hàng không khai thác tại sân bay Đà Nẵng.

Hình minh họa sơ đồ độ cao giám sát tối thiểu tại sân bay Đà Nẵng.

Ngay từ khi xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2017, tập thể cán bộ nhân viên Trung tâm Thông báo tin tức hàng không đã xác định năm 2017 là năm tập trung, quyết liệt triển khai thực hiện kế hoạch PBN của Việt Nam đặc biệt là các nội dung thiết kế phương thức bay và thiết kế vùng trời.

 Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Cục Hàng không Việt Nam và lãnh đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2017 tập thể cán bộ nhân viên Trung tâm đã không ngừng lao động, sáng tạo học hỏi, vượt qua khó khăn về nguồn nhân lực, đạt được thành công nhất định và đã thực hiện, hoàn thành việc thiết kế tổng số 247 phương thức bay bao gồm các phương thức chuyển tiếp, đi/đến, tiếp cận, chờ… tại vùng trời các sân bay trong lãnh thổ Việt Nam theo đúng yêu cầu, quy trình thiết kế phương thức bay với đầy đủ các bước theo tiêu chuẩn của ICAO và quy định của Cục Hàng không Việt Nam (theo bảng thống kê bên dưới).  

Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2017, Trung tâm tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện phương thức bay áp dụng PBN tại các sân bay Côn Sơn, Cát Bi, Rạch Giá, Tân Sơn Nhất (Baro-VNAV), Buôn Ma Thuột, Pleiku, Nội Bài (Baro -VNAV).

CÁC HẠNG MỤC XÂY DỰNG PHƯƠNG THỨC BAY ĐẾN CUỐI NĂM 2017

Trong năm 2018, Trung tâm Thông báo tin tức hàng không tiếp tục đẩy mạnh công tác thiết kế phương thức bay PBN và điều chỉnh phương thức bay truyền thống để tối ưu hóa vùng trời, đường hàng không nhằm mang lại an toàn, điều hòa và hiệu quả cho các hoạt động bay nói chung và hàng không dân dụng nói riêng trong vùng trời Việt Nam.

Nguồn vatm.vn

Đối tác

Thư viện ảnh

TRỤ SỞ CHÍNH

 
 
414 Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
 
Tel:(84-4) 38770266 / 38271939
Fax:(84-4) 38271925 / 38732439
Email:contact@airimex.vn
 
 
414 Nguyen Van Cu street, Long Bien District, Hanoi, Viet Nam
 
Tel:(84-4) 38770266 / 38271939 
Fax:(84-4) 38271925 / 38732439
Email:contact@airimex.vn

CHI NHÁNH AIRIMEX

Toà nhà Vietnam Airlines tại phía Nam, 49 đường Trường Sơn, quận Tân Bình, TP.HCM, Việt Nam

Tel:(84.8) 38488773
Fax:(84.8) 38488772
Email:t.trungdung@airimex.vn

airimexhcm@hcm.fpt.vn

Vietnam Airlines building in the South, 49 Truong Son Street, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
 
Tel:(84-8) 38488773
Fax:(84-8) 38488772
Email: t.trungdung@airimex.vn 
 airimexhcm@hcm.fpt.vn

PHÒNG VÉ MÁY BAY

Số 414 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội, Việt Nam
 
Tel:(84-4) 37320995/37324155/37320996
Fax:(84-4) 37320997
Email:

airbookofc@hn.vnn.vn

n.thuhoai@airimex.vn

No 414 Nguyen Van Cu, Bo De Ward, Long Bien District, Hanoi, Vietnam
 
Tel:(84-4) 37320995/37324155/37320996
Fax:(84-4) 37320997
Email:

airbookofc@hn.vnn.vn

n.thuhoai@airimex.vn